X quang kỹ thuật số
là sự phát triển hiện đại của X quang cổ điển ở thời đại tin học ngày nay.
Chúng tôi xin điểm qua các phương cách số-hóa hình X quang và đi sâu vào 2 kỹ
thuật vừa được du nhập vào Việt Nam là X quang điện toán (computed
radiography-CR) sử dụng tấm tạo ảnh phosphor và X quang trực tiếp (Direct
radiography-DR) dùng bảng cảm ứng (sensor panel). Chúng tôi so sánh các điểm
mạnh yếu giữa hình X quang cổ điển và X quang xử lý số, và so sánh giữa kỹ
thuật X quang điện toán và X quang trực tiếp. Từ đó xác định ưu điểm hiển nhiên
của X quang xử lý số về chất lượng hình ảnh, lưu trữ, truy tìm, và khả năng thực
hiện X quang viễn thông (Teleradiology).
Thật sự X quang
kỹ thuật số đã có trước từ khoảng 20 năm rồi, và được gọi là kỹ thuật X
quang điện toánCR (Computed radiography). Một thời gian sau, xuất hiện
hệ thống Bầu tăng quang/máy ảnh CCD (II/CCD camera) thường được chụp
mạch máu xóa nền và một số thủ thuật X quang can thiệp khác. Đến khoảng cuối
thập niên 90, mới xuất hiện kỹ thuật X quang trực tiếp DR (Direct
radiography), cho hình X quang kỹ thuật số không cần qua máy Laser scan như
CR hoặc CCD camera.
X quang kỹ thuật số là từ riêng
dùng để nói đến hình X quang qui ước kỹ thuật số để phân biệt với các hình Siêu
âm, Cắt Lớp Điện Toán và Cộng Hưởng Từ cũng là những hình kỹ thuật số được tạo
do máy điện toán.
1. X quang
qui ước cổ điển dùng hệ thống phim/bìa
tăng quang để chụp các bộ phận của cơ thể . Phim sau khi được phô xạ, sẽ được
đưa vào phòng tối để xử lý bằng hóa chất hiện hình và định hình.Sau đó sẽ được
đọc trên 1 hộp đèn xem phim. Đây là một hình vĩnh viễn, không sửa đổi được, khó
lưu trữ, sao lục và truy tìm.
2. Hệ thống X
quang điện toán (Computed Radiography):
Đây là hệ thống gần giống X quang cổ điển:
máy phát tia X quang bình thường và phim/bìa tăng quang được thay bằng tấm
tạo ảnh (Imaging plate) có tráng lớp Phosphor lưu trữ (storage) và kích
thích phát sáng (photostimulable luminescence). Tấm tạo ảnh khi được tia
X chiếu lên sẽ tạo nên 1 tiềm ảnh (latent image), sau đó tấm tạo ảnh này
sẽ phát quang lần 2 khi quét bởi 1 tia laser trong máy Kỹ thuật số hóa
(digitizer), ánh sáng này được bắt lấy (capture) và cho ra hình kỹ thuật số tức
là có sự chuyễn đổi từ hình analog ra digital. Hình này sẽ được chuyển qua máy
điện toán chủ để được xử lý. Tấm tạo ảnh sẽ được xóa bởi nguồn ánh sáng trắng
và tái sử dụng.
3. Hệ thống X quang trực tiếp (Direct
Radiography).
Kỹ thuật này giống máy chụp ảnh kỹ thuật số, vì cũng dùng nguyên
tắc tương tự là bảng cảm ứng và cho hình ngay sau khi chụp. Nguyên tắc tạo ảnh
la nhờ Bảng cảm ứng (Sensor panel) cấu tạo do sự kết hợp của lớp nhấp nháy
(Scintillator) gồm các lớp cesiumiodide/thallium và tấm phim mỏng transistor
(TFT) với silicon vô định hình (amorphous silicon). Bảng cảm ứng này thay thế
cặp phim/bìa tăng quang cổ điển, sau khi được phô xạ, sẽ chuyển hình và hiển
thị trên màn hình máy điện toán sau 5 giây. Và có thể chụp tiếp ngay
SO SÁNH X QUANG KỸ THUẬT SỐ &
X QUANG CỔ ĐIỂN
·
Phim X quang cổ điển đã được
sử dụng hơn 100 năm, do đó đã tạo thành 1 phản xạ có điều kiện cho các BS, muốn
đọc phim X quang là phải có tấm phim lớn và hộp đèn xem phim. Ngoài vấn đề phim
rất nhạy với ánh sáng, qui định phòng tối ngặt nghèo, chất lượng phim tùy thuộc
nhiều vào các yếu tố phô xạ mà chỉ xơ xẩy sẽ làm cho phim đen hoặc trắng quá,
lại còn phụ thuộc rất nhiều vào nồng độ, nhiệt độ các hóa chất trong khi làm
hiện hình và định hình, khó khăn để lưu trữ và sao chép phim. Phim X quang qui
ước là một hình cố định, ta không thể cải thiện chất lượng hình sau khi đã phô
xạ, nên phải chụp lại nếu chất lượng kém vừa hao tiền lại tăng độ nhiễm xạ của
bệnh nhân.
·
X quang kỹ thuật số có thể
xem trực tiếp trên màn hình monitor và chỉnh sửa, phóng to vùng cần quan sát
v.v…
· Tấm tạo ảnh phosphor lưu trữ (Phosphor
storage plate) và Bảng Cảm ứng (Sensor Panel) có khả năng chụp lại nhiều
lần, có dãi phô xạ rộng hơn phim X quang qui ước, nên không sợ hư phim do tia
quá yếu hoặc quá mạnh. Hầu như không có trường hợp phải chụp lại.
· Hình X quang điện toán nhờ có các phần mềm
chuyên dùng xử lý nên sẽ cho các hình ảnh chất lượng cao hơn hẳn phim X quang cổ
điển: như khả năng có thể khảo sát xương và phần mềm hoặc khảo sát nhu mô phổi
và trung thất cùng trên một phim.
·
Việc lưu trữ các hình ảnh trở
nên dễ dàng trong các đĩa CD-ROM và việc truy lục, sao chép nhanh chóng hơn.
·
In bằng máy in khô (Dry
Imager) chỉ sử dụng đầu nhiệt nên không còn các hóa chất và phòng tối, vì phim
khô không bị ánh sáng ảnh hưởng.
· Khả năng X Quang viễn thông
(Teleradiology) nhờ có thể chuyển hình ảnh qua mạng Internet.
· Điểm yếu của X quang kỹ thuật số là máy móc, phim khô đắt tiền hơn
so với hệ thống X quang cổ điển.
SO SÁNH X QUANG ĐIỆN TOÁN (CR) & X QUANG TRỰC TIẾP (DR)
·
DR cho ảnh X quang số trực
tiếp (sau 5 giây) nên nhanh hơn CR cho ảnh sau khi được máy Digitizer quét (90
giây).
·
DR có bảng cảm ứng chụp liên
tục không cần xóa, CR cần phải xóa tấm tạo ảnh gần 30”.
·
DR có bảng cảm ứng sử dụng
gần như vĩnh viễn, CR có những tấm tạo ảnh có tuổi thọ và có thể bị hao mòn sau
một thời gian.
·
DR không cần cassette, có thể
ghi tên trực tiếp tên bệnh nhân nhờ máy điện toán chủ, CR cần cassette, và phải
có máy ID station để ghi lý lịch bệnh nhân.
· DR cho ảnh ngay, được sử dụng để làm máy
soi X quang kỹ thuật số (Digital fluoroscopy) cho hình tức thì (real-time), CR
chỉ cho hình sau khi quét bởi laser.
·
Nhưng DR thường có bảng cảm
ứng cố định, chỉ dùng cho 1 máy X quang, CR có nhiều cassettes nên có thể sử
dụng cho nhiều phòng.
·
DR hiện đại hơn CR và đang
còn tiếp tục nghiên cứu để đạt mức tối ưu.
·
DR gọn nhẹ hơn CR . Do đó có
thể tạo hệ thống X quang số di động với DR.
·
Chi phí cho DR cao hơn CR.
·
Chất lượng hình do DR &
CR tương đương.
không cần
xóa.
Đăng nhận xét