Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng máy gây mê kèm thở

1. Kiểm tra máy trước bảo dưỡng:
  •  Ghi lại việc bảo dưỡng hàng ngày của KTV những hư hỏng hay các dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng.
  •  Kiểm tra cẩn thận tổng quan máy bằng mắt thường
  •  Bật máy cho hoạt động và đánh giá chất lượng.
2. Vệ sinh máy:
  • Vệ sinh toàn máy.
  • Vệ sinh, điều chỉnh giới hạn áp lực van (APL, hoặc Pop-off)
3. Kiểm tra tổng quát :
  • Kiểm tra bề ngoài của máy có hư hỏng gì không.                                    
  • Kiểm tra đầu nối khí y tế và xác định áp lực vừa đủ.
  • Kiểm tra màu của chất hấp thụ CO2
  • Kiểm tra dây thở bệnh nhân và phổi giả.
  • Kiểm tra chuyển động của núm điều khiển các nguồn cấp hơi.

4. Kiểm tra phần điện:
  • Kiểm tra dây nguồn, dây nối và các đầu nối xem có bị hư hỏng gì không
  • Kiểm tra các dây nối và cáp xem an toàn không.
  • Kiểm tra điện áp nguồn cấp cho máy hoạt động.
5. Kiểm tra chức năng:
  • Mở máy cho máy hoạt động và xác định không có gì bất thường.
  • Kiểm tra tất cả các công tắc và núm vặn đều hoạt động bình thường.
  • Kiểm tra áp lực khí và O2 có đạt không.
  • Kiểm tra hoạt động của máy thở trong hệ thống máy gây mê.
  • Kiểm tra màn hình hiển thị, các báo động của nồng độ O2 và áp lực khí.
  • Kiểm tra hệ thống bình và khí bốc hơi gây mê đảm bảo an toàn không.
  • Kiểm tra bằng tay túi thở, độ phồng và chức năng của túi.

6. Kiểm tra vận hành:
  • Cài đặt các thông số cho chế độ thở gây mê 
  • Cài đặt các giới hạn báo động cho mode thở.
  • Kiểm tra máy bằng phổi giả và xác nhận không có gì bất thường.

7. Bàn giao cho đơn vị sử dụng:
  • Cho tiến hành chạy thử, đánh giá chất lượng máy so với trước và sau khi bảo dưỡng.
  • Ghi lại các thông số kỹ thuật và quá trình bảo dưỡng vào sổ lưu.
  • Bàn giao cho đơn vị sử dụng. Có xác nhận của người trực tiếp sử dụng hoặc trưởng, phó khoa phòng.

Share this article :

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2016 - 2017. SỬA CHỮA-BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ Y TẾ [TL] - All Rights Reserved. Mẫu cung cấp bởi KS-Bích .