KỸ THUẬT ĐO ĐIỆN TÂM ĐỒ


I. MỤC ĐÍCH:

- Ghi lại các biến thiên của các xung điện khử cực và tái cực của nhĩ và thất.

- Giúp chẩn đoán một số bệnh tim: (loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền trung thất, phì đại nhĩ và thất, nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim).Và rối loạn điện giải ảnh hưởng đến tim.

- Tìm nguyên nhân bệnh tim để xử trí và điều trị kịp thời.

 Hình : Vị trí đặt các điện cực của 6 chuyển đạo trước tim (V1 – V6)

II. DỤNG CỤ :


- Máy đo điện tim

- Các điện cực

- Dây điện của máy

- Gel và khăn giấy.

III. TIẾN HÀNH :

1./ Chuẩn bị bệnh nhân :

-Cho bệnh nhân nằm thật yên lặng, thoải mái, các bắp thịt thật mềm mại, mắt nhắm.

-Nếu có nhiều dòng điện cảm ứng xung quanh thì nên tháo các dụng cụ bằng kim loại trong người bệnh nhân như : đồng hồ, dây chuyền …

-Nếu trẻ giãy giụa nhiều phải cho uống thuốc an thần để trẻ ngũ yên.

2./ Cách đặt các chuyển đạo:

-Thoa một lớp gel lên da, sau đó đặt các điện cực lên da.

-Chọn chổ thịt mềm để đặt điện cực, không nên đặt lên xương .

-Có 12 chuyển đạo thông dụng :
        6 chuyển đạo ngoại vi.

        6 chuyển đạo trước tim.

-Để đo 6 chuyển đạo ngoại vi : ta gắn các điện cực có ghi ký hiệu “Left” và “Right” vào 2 cổ tay và 2 cổ chân .

-Để đo 6 chuyển đạo trước tim : ta đặt các điện cực lên 6 điểm ở vùng tước tim.

V1 : khoảng liên sườn 4 bên phải, sát bờ xương ức

V2: khoảng liên sườn 4 bên trái, sát bờ xương ức

V3 : điểm giữa đường nối V2 và V4

V4 : giao điểm giữa đường trung đòn trái và đường ngang đi qua mỏm tim .

V5 : giao điểm của đường nách trước với đường ngang đi qua V4

V6 : giao điểm của đường nách giữa với đường ngang đi qua V4, V5
3./ Định chuẩn:

- Để đánh giá thời gian dài hay ngắn, biên độ cao hay thấp của sóng điện tâm đồ, người ta định chuẩn như sau :

Người ta in sẵn trên giấy những đường kẻ dọc cách nhau 1 mm . Như vậy, khi cho giấy chạy theo :

Vận tốc 25 mm/s thì mỗi ô 1 mm có giá trị 0,04s

Vận tốc 50 mm/s thì mỗi ô 1 mm có giá trị 0,02s

Vận tốc 100 mm/s thì mỗi ô 1 mm có giá trị 0,01s

- Tuy nhiên lúc bình thường ta nên ghi thống nhất một vận tốc để việc đọc điện tim quen mắt và nhanh chóng hơn . Vận tốc đó thông thường là 25 mm/s .

4./ Vận hành máy:

- Ấn nút Auto - nút Start : để đo các chuyển đạo một lần.

- Ấn nút Lead -nút Start : để đo từng chuyển đạo .

5./ Kết thúc :

- Máy đo xong ,tắt nguồn điện ,ta gỡ các điện điện cực.

- Lau sạch gel trên người bệnh nhân, trả bệnh nhân tư thế thoải mái.

- Lau sạch máy và các dụng cụ phụ.

- Ghi hồ sơ: ngày giờ đo, tình trạng bệnh nhân.
Share this article :

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2016 - 2017. SỬA CHỮA-BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ Y TẾ [TL] - All Rights Reserved. Mẫu cung cấp bởi KS-Bích .